Chức năng
Chuyên mục
BẢNG ĐIỂM
VIDEO CLIP
<Tháng Năm 2024>
T2T3NămSáuBảyCN
293012345
6789101112
13141516171819
20212223242526
272829303112
3456789
LIÊN KẾT WEBSITE
v
 
Lượt truy cập:
1599042
 
Đang trực tuyến:
137
Kế hoạch nhà trường
KẾ HOẠCH THÀNH LẬP CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG TRƯỜNG HỌC

 

PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA

TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ðộc lập – Tự Do – HạnhPhúc

 

 

 

Buôn Trấp, ngày 09 tháng 10 năm 2014

 

       

KẾ HOẠCH

Thành lập các Câu lạc bộ trong trường học

 

Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của trường THCS Lương Thế Vinh.

Nhằm hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2014 – 2015.

Thực hiện theo các hoạt động chủ điểm trong năm học.

Trường THCS Lương Thế Vinh đề ra kế hoạch “Thành lập các Câu lạc bộ trong trường học” với những nội dung như sau:

I. Mục đích, ý nghĩa.

Tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với các hoạt động vui học, rèn luyện thêm một số kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử, thực hành.

Thông qua các Câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trí lành mạnh, thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Giúp các em bắt đầu định hướng nghề nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu giúp các em tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn diện.

Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập.

II. Thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia:

1. Thời gian:

- Khối 6,7: Sinh hoạt vào các buổi sáng thứ 4 hàng tuần.

- Khối 8,9: Sinh hoạt vào các buổi chiều thứ 4 hàng tuần.

- Sơ kết các câu lạc bộ vào chiều thứ 7 cuối mỗi tháng.

2. Địa điểm:

- CLB Tiếng Anh, Văn học – Nghệ thuật, Khéo tay: Sinh hoạt tại phòng truyền thống, phòng Hội đồng.

- CLB kĩ năng, TDTT: Sinh hoạt tại sân trường, nhà xe, phòng thực hành…

3. Đối tượng tham gia: Các em học sinh đang học tập và rèn luyện tại trường THCS Lương Thế Vinh có năng khiếu các môn

Riêng đối với những em học sinh có lực học yếu, kém có thể không tham gia để tập trung cho việc học và phụ đạo thêm kiến thức.

 III. Nội dung hoạt động của các Câu lạc bộ:

1. Câu lạc bộ Tiếng Anh:

- Xây dựng các đôi bạn, nhóm học tập, rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh.

- Sinh hoạt văn nghệ bằng các bài hát Tiếng Anh.

- Tìm hiểu văn hóa các dân tộc sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trên thế giới.

- Tham gia hội thi: “ Chúng em nói tiếng Anh”

- Tham gia các trò chơi trực tuyến Tiếng Anh, các trò chơi học Tiếng Anh…

2. Câu lạc bộ Khéo tay:

- Học các kĩ năng cắm hoa, sắp xếp đồ đạc, phối màu trong trang phục, trong trang trí nhà cửa, làm đồ dùng, vật dụng trang trí bằng tay.

- Tự làm các sản phẩm bằng tay như: Hoa giấy, hoa voan, tranh đất, tranh giấy, kẹp tóc, ví, túi xách, móc khóa, hộp quà…

- Tham gia bán các sản phẩm tự làm bằng tay vào các ngày lễ, Tết gây quỹ cho Câu lạc bộ, ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường học.

- Tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm với các trường học, các cơ quan, các cửa hàng lưu niệm…

- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu và định hướng nghề nghiệp.

3. Câu lạc bộ TDTT:

- Tham gia giao hữu các môn earobic, bóng chuyền, bóng đá, đá cầu, cầu lông, bóng bàn…

- Học tập và trau dồi kĩ năng các môn TDTT nhằm phát huy năng khiếu sở trường.

- Huấn luyện đội tuyển nòng cốt tham dự giải đấu các cấp.

- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu và định hướng nghề nghiệp.

4. Câu lạc bộ Văn học – Nghệ thuật:

- Tham gia sáng tác thơ, văn, làm báo.

- Tham gia giao lưu hát, múa, nhảy…

- Xây dựng góc thơ văn trong trường học.

- Xây dựng đội văn nghệ nòng cốt tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường và hội diễn các cấp.

- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu và định hướng nghề nghiệp.

5. Câu lạc bộ Kỹ năng sống:

- Tham gia các trò chơi tập thể: Trò chơi nhỏ, trò chơi lớn.

- Học tập và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, phòng chống tai nạn, tự bảo vệ bản thân…

- Tham gia múa hát tập thể, múa dân vũ, sinh hoạt cộng đồng.

- Trau dồi khả năng nói, thuyết trình, dẫn chương trình trước đám đông.

6. Câu lạc bộ Hóa học:

- Tìm hiểu các Nhà khoa học, bác học về lĩnh vực Hóa học

- Tìm hiểu nguồn gốc và công dụng của các nguyên tố hóa học trong đời sống hằng ngày

- Thực hành các bài tập nâng cao, thí nghiệm tìm ra nguyên lý sử dụng các chất trong đời sống hàng ngày.

- Chơi các trò chơi có liên quan đến bộ môn Hóa học

- Sáng tác các bài vè nhằm giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc các công thức, phương trình, thành phần, khối lượng… của các chất, nguyên tố hóa học.

7. Câu lạc bộ Tuyên truyền măng non:

- Tuyên truyền các Công văn đến từ cấp trên

- Phát động các phong trào thi đua trong và ngoài nhà trường

- Thông báo các kế hoạch, triển khai các nhiệm vụ tới toàn Liên đội

- Tuyên truyền, giáo dục đội viên về các hoạt động chính trị, xã hội…

 IV. Nguyên tắc hoạt động của các Câu lạc bộ:

- Các Câu lạc bộ hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên, dân chủ trong hoạt động.

- Các Câu lạc bộ hoạt động theo sự tổ chức và điều hành của giáo viên hướng dẫn, nhưng chịu sự quản lý, giám sát của BGH nhà trường. Giáo viên hướng dẫn và ban chủ nhiệm câu lạc bộ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của CLB.

- Các hoạt động của CLB phải được xây dựng theo kế hoạch. Mọi hoạt động diễn ra trong CLB đều phải báo cáo với BGH nhà trường.

- Hoạt động của CLB được xây dựng dựa trên sự đóng góp nội dung hoạt động của các thành viên. Các nội dung hoạt động của CLB được chọn lựa dựa trên một số tiêu chí:

+ Chất lượng của các hoạt động được đặt lên hàng đầu.

+ Thu hút được đông đảo các thành viên tham gia.

+ Thúc đẩy được phong trào học tập và làm việc nhóm của các thành viên CLB.

+ Nội dung hoạt động đa dạng, chứa đựng nhiều tri thức và những vấn đề thực tế.

+ Không có ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục, đạo đức, tư tưởng và lối sống của học sinh, không vi phạm pháp luật.

+ Khuyến khích các ý tưởng mới lạ của các thành viên về hình thức hoạt động.

+ Các thành viên của CLB phải nộp phí thành viên để duy trì hoạt động cho Câu lạc bộ. Các thành viên phải chịu kinh phí mua đồ dùng, dụng cụ thực hành (Nếu có)

 

V. Hình thức hoạt động của CLB.

- CLB là nơi chia sẻ những kinh nghiệm học tập cũng như các trải nghiệm thực tế…và được sự quản lý chặt chẽ của giáo viên hướng dẫn, chủ nhiệm CLB.

- Giáo viên hướng dẫn, ban chủ nhiệm CLB phối hợp với BGH nhà trường hoặc các cá nhân, đơn vị phối hợp, hợp tác tổ chức các hoạt động thường xuyên và các hoạt động học tập, giáo dục cho các thành viên.

Tổ chức các hoạt động học tập, ngoại khoá nhằm rèn luyện, củng cố và bồi dưỡng kiến thức đã được học trên lớp và kiến thức thực tế.

CLB xây dựng kế hoạch tổ chức và duy trì các hoạt động thường kỳ. Các hoạt động thường kỳ theo tháng và quý.

 

VI. Tổ chức và điều hành CLB.

CLB được tổ chức và điều hành bởi Giáo viên, chủ nhiệm CLB gồm có 3 người được bầu ra từ các thành viên. Các thành viên phải luôn gắn kết với nhau nhằm tạo thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn và ban chủ nhiệm CLB hoạt động.

a. Giáo viên hướng dẫn các câu lạc bộ gồm có:

1. Cô Tăng Thị Xuân Vân Nga – Phụ trách câu lạc bộ Tiếng Anh

2. Cô Kiều Thị Vân Anh – Phụ trách Câu lạc bộ Khéo tay.

3. Cô Trần Thị Lệ, Thầy Vũ Văn Hạnh – Phụ trách Câu lạc bộ Văn học – Nghệ thuật.

4. Thầy Võ Đăng Kha, thầy Nguyễn Trọng Thành, Cô Trịnh Thị Mận, thầy Nguyễn Ngọc Minh – Phụ trách Câu lạc bộ TDTT .

5. Cô Nguyễn Thị Minh Tâm, thầy Đảo Khả Sơn phụ trách Câu lạc bộ Kĩ năng sống.

6. Cô Võ Thị Hồng – Phụ trách Câu lạc bộ Hóa học.

7. Thầy Nguyễn Trọng Thành – Phụ trách Câu lạc bộ Tuyên truyền măng non.

b. Ban chủ nhiệm CLB có nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận đăng ký thành viên của CLB và quản lý các thành viên của CLB.

- Nhóm có nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động và liên lạc với các thành viên khi cần.

- Tiếp nhận thông tin, chỉ thị của Chủ nhiệm để kịp thời thông báo cho các nhóm trưởng của các nhóm thành viên về tình hình và kế hoạch hoạt động cũng như các chương trình của CLB.

- Quản lý thành viên thực hiện đúng nội quy của CLB, xử lý các thành viên vi phạm nội quy và đề xuất khen thưởng các thành viên tích cực, xuất sắc.

c.  Quản lí tài chính CLB: được xây dựng để quản lý tài chính của Câu lạc bộ, bao gồm việc quản lý phí thành viên, các khoản được tài trợ, và báo cáo các khoản thu, chi của CLB trong việc duy trì và tổ chức các hoạt động của CLB. Lập kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn tài chính cho Câu lạc bộ.

d. Các quy định của thành viên CLB

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế và mọi quy định sinh hoạt của CLB.

- Tích cực tham gia các hoạt động của CLB.

- Tích cực đóng góp ý kiến và nội dung để xây dựng CLB.

- Tham gia các chương trình sinh hoạt của CLB đúng giờ, đúng quy định

- Tham gia vào việc thu xếp bàn ghế, dọn hội trường, sân bãi trước và sau mỗi buổi sinh hoạt.


 

Duyệt của Lãnh đạo

Hiệu trưởng

 

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Thị Minh Nga

Krông Ana, ngày 04  tháng 10 năm 2014

Người lập

 

(Đã ký)

 

 

 

Tăng Thị Xuân Vân Nga

 

 


 

Tập tin đính kèm:
THÔNG BÁO
Liên kết web

Trường THCS Lương Thế Vinh


Địa chỉ : Số 57- Đường Lương Thế Vinh, Thôn Quỳnh Tân 2, Thị trấn Buôn Trấp, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đắk Lắk

    Điện thoại: 0262.3.637.337

Email :  luongthevinh.krongana@gmail.com, thcsluongthevinhkna.edu.vn

Hội đồng Quản trị: Cô Lê Thị Bảo Thi - Hiệu trưởng - Làm Chủ tịch

Các thành viên : Thầy Võ Đăng Kha